Tổng quan về lý thuyết dao động của kết cấu, nêu lên các mô hình dao động của kết cấu gồm: hệ một bậc tự do và hệ nhiều bậc tự do. Trình bày về kỹ thuật đo dao động có chu kỳ bao gồm: nguyên lý đo dao động, thiết bị đo dao động, xử lý tín hiệu dao động. Giới thiệu chung về tàu đệm khí động (EKRANOPLAN). Nghiên cứu chi tiết kết cấu cánh phụ tàu đệm khí động, đưa ra các kết quả đo đạc dao động cụ thể của cánh phụ tàu đệm khí động và nêu lên những đánh giá chung.
Tàu đệm khí động (EP- Ekranoplane) sử dụng hiệu ứng cánh sát đất (Wing in Ground Effect) đang được quan tâm nghiên cứu, chế tạo tại nhiều nước trên thế giới. Điển hình là các nước như Nga, Đức, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Viện Cơ học cũng đang hợp tác với chuyên gia nước ngoài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm tàu đệm khí động hai chỗ ngồi tại Việt Nam. Đây cũng là một lĩnh vực mới nên việc thiết kế, tính toán và chế tạo cũng còn gặp nhiều khó khăn đối với trình độ khoa học và kỹ thuật trong nước. Việc chế tạo thành công và đưa vào sử dụng trong thực tế của một phương tiện giao thông yêu cầu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn khắt khe. Đối với tàu đệm khí động và thiết bị bay, nếu trọng lượng bản thân của tàu lớn, tính năng hoạt động của thiết bị giảm. Nhưng nếu thiết kế tàu với tiêu chí gọn nhẹ mà coi nhẹ yếu tố bền, độ an toàn thì thật sự là thảm họa. Vấn đề này khiến cho việc tính toán, thử nghiệm các chi tiết, bộ phận trên tàu là quan trọng.
Việc thử nghiệm cả tĩnh và động đối cho tàu đệm khí động đòi hỏi thời gian và nhân lực rất nhiều. Với phạm vi của một luận văn tốt nghiệp cao học, tác giả chỉ trình bày phần đo đạc thử nghiệm các đặc trưng dao động của cánh phụ gắn trên tàu đệm khí động.
Link tải tài liệu: https://tii.la/Dimr9Nn
Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com
Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net