Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu Polyme Nanocompozit trên cơ sở Polyaniline và Graphit

Tổng quan Polyaniline, graphit và graphene: Giới thiệu về graphit; Tổng quan về graphene; Phương pháp chế tạo graphene và tấm nanographit; Giới thiệu về polyaniline. Thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm; Các phướng pháp khảo sát và nghiên cứu. Trình bày kết quả và biện luận: Khảo sát công nghệ tách lớp graphit; Khảo sát cấu trúc và tính chất của PANi/GNS-PSS nanocompozit.

Vật liệu polyme dẫn điện là một trong những loại vật liệu polyme chức năng đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước do chúng có tiềm năng ứng dụng to lớn trong một số nghành công nghệ cao như chế tạo các linh kiện quang điện tử. Polyaniline (PANi) được đánh giá là loại vật liệu polyme dẫn điện đã được chế tạo và ứng dụng rộng rãi do PANi có giá thành chế tạo thấp, bền với môi trường, có khả năng chịu nhiệt độ cao và có độ dẫn điện khá tốt. Tùy theo chất doping, độ dẫn điện của PANi có thể đạt tới 100 S/cm .

Trong thời gian gần đây, với sự phát hiện ra vật liệu nano trên cơ sở vật liệu cacbon như ống nano cacbon, graphen, tấm nanographit ( có độ dày nanomet) với các tính chất cơ học tốt và độ dẫn điện cao đồng thời có khả năng chịu nhiệt tốt đã được coi là vật liệu gia cường lý tưởng cho chế tạo các loại vật liệu polyme compozit mới. Trong năm 2010, 2 nhà khoa học có công phát hiện ra graphen đã được trao giải Nobel vật lý. Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng graphen cũng như tấm nanographit ở Việt nam còn ở bước đi ban đầu. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu polyme nanocomposit trên cơ sở polyaniline và graphit”. Mục tiêu của đề tài là chế tạo tấm nanographit có độ dày < 200 nm từ vật liệu graphit tự nhiên có giá thành thấp và ứng dụng làm vật liệu gia cường cho PANi nhằm nâng cao tính chất của PANi, nhất là độ dẫn điện, độ bền nhiệt. Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

– Nghiên cứu qui trình công nghệ tách lớp graphit từ graphit tự nhiên

– Nghiên cứu biến tính nanographit và chế tạo PANi/nanographit polyme nanocompozit.

Cấu trúc và tính chất của vật liệu được nghiên cứu và khảo sát bằng phương pháp chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ nhiễu xạ tia X, phổ hấp thụ UV-vis , phổ hồng ngoại FTIR, phân tích nguyên tố, phân tích nhiệt trọng lượng TGA và đo độ dẫn điện bằng phương pháp 4 mũi dò.

Link tải tài liệu: https://tii.la/jgE9udj

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất