Áp dụng OSGi trong việc xây dựng hệ thống dựa thành phần

Các hệ thống phần mềm ngày càng trở nên phức tạp, cùng với nhu cầu phát triển nhanh và cập nhật thường xuyên, từ đó tạo ra nhu cầu cần một kiến trúc để đáp ứng được những nhiệm vụ khó khăn này. Kiến trúc dựa thành phần là một giải pháp, đặc tính cơ bản của kiến trúc dựa thành phần là chia mã nguồn thành những thành phần nhỏ, độc lập giúp ta dễ dàng hiểu, nâng cấp và bảo trì. Khái niệm hệ thống phần mềm dựa thành phần và việc phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần không còn là mới. Nhưng những ưu điểm của việc phát triển phần mềm theo mô hình dựa thành phần vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng phổ biến hơn. Chia hệ thống thành các phần mã nguồn nhỏ giúp ta có thể thay đổi, cập nhật hoặc đơn giản thay thế nó mà không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống.

Để đưa kiến trúc dựa thành phần từ thiết kế áp dụng vào thực tế không hề đơn giản và dễ dàng và không thể thực hiện được nếu chỉ sử dụng Java thuần túy. OSGi giúp ta thực hiện được điều này cùng với Java. Ngoài việc giúp ta phát triển một hệ thống dựa thành phần OSGi cũng khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại của class path trong Java, tránh được những lỗi khi hệ thống đang chạy (run time) rất thường xuyên xảy ra với một hệ thống lớn và phức tạp. Triển khai hay cập nhật các thành phần khi hệ thống vẫn đang chạy mà không phải khởi động lại, điều này không thể có được với một hệ thống phát triển với Java thông thường.

Những ưu điểm mà OSGi mang lại là rất rõ ràng, tuy nhiên trước đây OSGi thường có tiếng là quá phức tạp và khó sử dụng, do vậy OSGi còn chưa được sử dụng rộng rãi. Gần đây có nhiều sự thay đổi về công cụ phát triển cũng như framework. Trong luận văn tôi đã tìm hiểu và đưa ra những kinh nghiệm lập trình, áp dụng những công nghệ, kỹ thuật được cho là tốt nhất hiện có với nhiều ưu điểm như dịch vụ Web RESTful đang dần thay thế SOAP và WSDL, NoSQL hay AngularJS. Kết hợp với OSGi để đưa ra lựa chọn cho một kiến trúc hiệu quả giúp ta không còn tốn nhiều thời gian để lựa chọn kiến trúc cũng như công nghệ trước khi phát triển một hệ thống, nhất là hệ thống lớn và phức tạp. Giúp ta có nhiều thời gian tập trung vào phát triển nghiệp vụ cho hệ thống.

Nội dung luận văn chia thành bốn chương.

  • Chương 1 tìm hiểu về các khái niệm trong hệ thống dựa thành phần, kiến trúc dựa thành phần và phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần. Tìm hiểu, phân tích một số mô hình thành phần hiện tại và đưa ra lựa chọn mô hình phù hợp cho phát triển phần mềm hiện nay.
  • Chương 2 tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và các đặc tính của OSGi. Từ đó hiểu rõ về kiến trúc, mục đích thiết kế giúp OSGi có được những đặc tính phù hợp với việc phát triển hệ thống dựa thành phần, bổ sung và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong Java chuẩn.
  • Chương 3 trình bày việc áp dụng OSGi để xây dựng một hệ thống bán hàng trực tuyến theo kiến trúc dựa thành phần. Trình bày việc phân tích kiến trúc hệ thống, tìm hiểu những công nghệ liên quan và những công cụ tốt nhất hiện có sử dụng cho quá trình phát triển. Đưa ra những lựa chọn khi thiết kế, phân tách các thành phần sao cho phát huy được tốt nhất những ưu điểm của kiến trúc dựa thành phần và OSGi. Hệ thống sau khi hoàn thành sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần cơ bản như một ứng dụng doanh nghiệp. Như một giao diện Web frontend cho phép khách hàng xem và đặt mua sản phẩm thông qua chức năng giỏ hàng và một trang quản trị dành cho quản trị viên. Web frontend sẽ giao tiếp với hệ thống backend xử lý nghiệp vụ thông qua dịch vụ Web RESTful. Dịch vụ Web RESTful giao tiếp với các thành phần OSGi bên dưới thông qua các dịch vụ OSGi, bản thân dịch vụ Web RESTful cũng là một dịch vụ OSGi. Các dịch vụ OSGi bên dưới cũng truy cập đến cơ sở dữ liệu NoSQL thông qua các dịch vụ OSGi.
  • Chương 4 là kết luận, đánh giá những kết quả đạt được và định hướng phát triển của đề tài. Phần cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.

Link tải tài liệu: https://ckk.ai/m4KZZpL8IFj

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

Luận văn ThS. Kỹ thuật phần mềm — Trường đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất