Tổng quan về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của động cơ một chiều không chổi than. Nghiên cứu phương pháp điều khiển động cơ: Điều khiển động cơ BLDC không có sensor; Điều khiển động cơ BLDC có sensor. Thiết kế phần cứng mạch điều khiển động cơ BLDC: Đặc điểm kỹ thuật và sơ đồ khối xây dựng phần cứng; Các loại IC được sử dụng và đặc điểm của chúng; Sơ đồ nguyên lý. Xây dựng cấu trúc phần mềm điều khiển động cơ BLDC: Phần mềm Mplab; Lưu đồ thuật toán điều khiển động cơ BLDC.
Động cơ DC là động cơ điện một chiều hoạt động dòng điện một chiều. Stator động cơ DC thường là một hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện. Rotor động cơ DC có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều. Phần quan trọng của động cơ một chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động của rotor quay liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp. Và thời gian hoạt động càng lâu thì bộ phận này sẽ bị mòn và phát sinh tia lửa điện. Nên hạn chế của động cơ DC là phải được bảo trì thường xuyên trong môi trường làm việc nhiều bụi, và tránh sử dụng ở những môi trường nguy hiểm dễ xảy ra cháy nổ. Trong những trường hợp đó, động cơ DC đã được thay thế bằng động cơ BLDC (động cơ DC không chổi than). Động cơ BLDC có ưu điểm của động cơ DC là đặc tính cơ tốt, đáp ứng nhanh. Bên cạnh đó động cơ BLDC có những ưu điểm nổi bậc là:
– Tuổi thọ cao (do chỉnh lưu bằng các linh kiện điện tử thay cho chổi than).
– Vận hành êm ái (nhờ cấu tạo của động cơ).
– Làm việc được trong môi trường nguy hiểm (do không phát sinh tia lửa điện).
Điều khiển động cơ BLDC không đơn giản như loại động cơ DC. Người ta phải tùy thuộc vào vị trí của rotor để đưa ra lệnh điều khiển cấp điện hợp lý cho các cuộn dây động cơ. Có rất nhiều driver điều khiển động cơ BLDC được các nhà sản xuất cung cấp, ví dụ như: bộ driver TMCM-171 của hãng TRINAMIC sản xuất dùng cho động cơ BLDC điện áp cấp từ 12 đến 24 V DC, dòng chịu được có thể lên tới 20A. Các động cơ đó có công suất từ vài đến 1KW. BL300-TO của hãng TECO cũng dùng cho động cơ BLDC 12/24 V DC nhưng công suất dưới 300W . Tuy nhiên giá thành của các bộ driver trên còn cao. Việc xây dựng và chế tạo một driver cho động cơ BLDC là việc làm cần thiết. Cùng với đó góp phần vào việc nghiên cứu chế tạo các loại động cơ sử dụng năng lượng điện dần thay thế các loại động cơ sử dụng xăng.
Trong luận văn này, bộ điều khiển sử dụng dsPIC 30F2010 của hãng Microchip sản xuất, dsPIC 30F2010 là dòng PIC chuyên dùng để điều khiển động cơ, đặc biệt là động cơ BLDC.
Link tải tài liệu: https://tii.la/udXcG0TCJ
Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com
Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net