Nghiên cứu tính khả kiểm thử của ứng dụng trên nền Web

Sự phát triển và lan tỏa rộng rãi của Internet trên toàn cầu những năm gần đây là cơ sở đánh dấu cho sự bùng nổ mạnh mẽ của các ứng dụng được viết trên nền web. Các ứng dụng này có sự tăng mạnh về số lượng cũng như doanh thu. Do đó để có sự canh tranh cao, các công ty phần mềm đang không ngừng tìm cách cải tiến chất lượng ứng dụng, giảm chi phí, đồng thời đẩy nhanh tốc độ xây dựng ứng dụng.

Làm việc trong một đơn vị xây dựng phần mềm trong gần năm năm, tôi đã tham gia vào không ít dự án với vai trò là kỹ sư kiểm thử, trưởng nhóm kiểm thử và nhận thấy nỗ lực kiểm thử và sửa lỗi của các dự án quá lớn (chiếm tới 60-70% nỗ lực cả dự án). Và các nỗ lực này tập trung nhiều nhất ở hai giai đoạn kiểm thử là kiểm thử chức năng và kiểm thử hồi quy.

Ngoài nỗ lực kiểm thử lớn, tác giả còn nhận thấy có nhiều lỗi tiềm ẩn mà trong quá trình kiểm thử rất khó hoặc gần như không có khả năng tìm ra. Thông qua đề tài này, tôi mong muốn tìm ra phương pháp để việc kiểm thử dễ dàng thực hiện hơn, tránh được các lỗi tiềm ẩn nhằm giảm bớt các thiệt hại do lỗi không được phát hiện gây ra, đồng thời là cơ sở để giảm nỗ lực, chi phí cho việc kiểm thử.

Để đề tài đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra, trong luận văn tôi đã đề xuất và áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các khái niệm về tính khả kiểm thử và tập trung vào các kỹ thuật làm tăng tính khả kiểm thử. Đây là mảng kiến thức mà các nghiên cứu trên thế giới vẫn còn hạn chế, các khái niệm còn chưa có sự thống nhất do đó đòi hỏi nhiều kiến thức nền tảng để lựa chọn thông tin cho phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Phân tích và áp dụng: Qua việc phân tích các đặc thù của ứng dụng web tôi đưa ra một số chú ý để tăng tính khả kiểm thử cho lớp ứng dụng này. Các đề xuất này được trao đổi với các đồng nghiệp để nhận được góp ý từ đội phát triển phần mềm, gồm cả lập trình viên, kiểm thử viên.

Bố cục của luận văn

Phần còn lại của luận văn được trình bày theo các phần chính sau:

  • Chương 1: Tổng quan. Chương này trình bày một số kiến thức cơ sở về tính khả kiểm thử như các khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả kiểm thử, lợi ích khi chúng ta chú ý đến tính khả kiểm thử.
  • Chương 2: Kỹ thuật làm tăng tính khả kiểm thử. Chương này trình bày một số khái niệm về tính khả kiểm thử thông qua các độ đo cấu trúc thiết kế và chương trình. Chương này cũng trình bày một số kỹ thuật điển hình nhằm tăng tính khả kiểm thử của một hệ thống phần mềm nói chung.
  • Chương 3: Tính khả kiểm thử của ứng dụng trên nền web. Chương này phân tích đặc điểm của ứng dụng web và đề xuất một số điểm quan trọng cần chú ý để tăng tính khả kiểm thử của các ứng dụng web nói chung.
  • Kết luận: Tổng hợp các kết quả đạt được, tồn tại và hướng mở rộng của đề tài.

Link tải tài liệu: https://ckk.ai/aV7yu

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất