Nghiên cứu phương pháp phân tích phần mềm mã độc

Thế giới đang chứng kiến những thay đổi lớn và có sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt, nhất là trong ngành công nghệ thông tin; phần mềm mã độc cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Từ thời điểm lý thuyết tự nhân bản của phần mềm máy tính được John von Neuman (1903-1957) đưa ra (năm 1941) đến khi xuất hiện virus đầu tiên phải mất hơn 3 thập kỷ, nhưng với sự bùng nổ của Internet mã độc cũng theo đó bùng nổ theo. Song song với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mã độc cũng đã và đang len lỏi vào mọi mặt của đời sống, gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng.

Khi nói về chống phần mềm độc hại, ta thường nói tới phần mềm chống virus nhưng không phải lúc nào phần mềm chống virus cũng có hiệu quả. Do đó, việc nâng cao ý thức cảnh giác để phòng ngừa và hơn thế nữa là phân tích, vô hiệu hoá phần mềm độc hại trở thành nhu cầu tất yếu.

Vấn đề phân tích, chống phần mềm mã độc đã được vô số các hãng bảo mật trên thế giới tiến hành đầu tư nghiên cứu; từ các hãng lớn như Internet McAfee, Kaspersky, Norton … cho tới các nhóm phát triển phần mềm đơn lẻ. Một số ứng dụng điển hình có thể kể đến như: McAfee Antivirus, Kaspersky Antivirus, Norton Antivirus, Microsoft Security Essentials, AVG Anti-Virus … Tuy nhiên, do sự phát triển của phần mềm mã độc luôn đi trước các chương tình diệt virus một bước nên việc nghiên cứu, phân tích mã độc càng trở nên quan trọng và cấp thiết để làm sao hạn chế được tối đa những thiệt hại do phần mềm mã độc gây ra.

Trên cơ sở kiến thức về an toàn thông tin, lý thuyết về hệ điều hành và nhu cầu thực tế, hướng tới xây dựng một chương trình đánh giá an ninh tiến trình nhằm hỗ trợ quá trình phát hiện mã độc. Ngoài ra, đề tài còn có thể được phát triển để ứng dụng phục vụ cho các cơ quan chính phủ (an ninh, quốc phòng…) cũng như các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 4 chương chính:

  • Chương 1. Tổng quan về Malware: chương này giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về Malware, lịch sử và xu thế phát triển chúng.
  • Chương 2. Cơ chế hoạt động Malware: chương này mô tả khái quát về các hàm API, cấu trúc file PE của Windows và một số kỹ thuật căn bản mà Malware sử dụng để lây nhiễm và duy trì sự tồn tại của chúng trên hệ thống.
  • Chương 3. Phương pháp phân tích Malware: chương này mô tả các bước trong phân tích Malware cũng như xây dựng một quy trình phân tích Malware.
  • Chương 4. Xây dựng phần mềm hỗ trợ phân tích Malware: áp dụng lý thuyết đã đưa ra trong Chương 3 để xây dựng phần mềm hỗ trợ phân tích Malware. Giới thiệu hệ thống phân tích Malware tự động Cuckoo Sandbox.
  • Phần Kết luận: trình bày tổng hợp các kết quả nghiên cứu của luận văn và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Luận văn đã đạt được một số kết quả khả quan trong việc nghiên cứu kỹ thuật phân tích Malware, đưa ra được quy trình phân tích đồng thời xây dựng được một công cụ hỗ trợ phân tích hiệu quả. Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cô giáo và bạn đọc để kết quả nghiên cứu được ngày một hoàn thiện hơn.

Link tải tài liệu: https://tii.la/evJQ

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất