Nghiên cứu dao động dây cáp căng

Khái quát lịch sử phát triển cầu dây văng, cấu trúc và các đặc trưng cơ bản của dây văng, hệ neo. Nghiên cứu về tĩnh học của dây cáp qua mô hình bài toán khảo sát, phương trình biểu diễn đường cong tĩnh dây cáp, quan hệ giữa độ võng tĩnh lớn nhất, sức căng tĩnh ban đầu của dây cáp, phương trình tính lực căng… Khảo sát dao động tự do của dây cáp căng, dao động của dây khi đầu dưới neo vào gối đàn hồi, dao động cưỡng bức của dây và dao động tự do có cản của dây ; qua đó thấy được dao động của dây cáp. Thí nghiệm đo dao động dây văng cho cầu Bến Cốc – Hà Tây.

Hiện nay, các loại cầu treo được sử dụng rộng rãi ở nước ta và trên thế giới, do chúng có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật cũng như mỹ thuật. Nước ta có nhiều sông ngòi, việc phát triển hệ thống cầu là rất cần thiết, đặc biệt là cầu dây văng, vì chúng thích hợp với các sông có bề rộng lớn. Trước nhu cầu thực tiễn, việc tìm hiểu nghiên cứu về dao động của các sợi cáp treo trên những cây cầu thực sự đã trở thành mối quan tâm của nhiều nhà khoa học và các kỹ sư, đặc biệt là việc làm giảm bớt biên độ dao động của các sợi cáp ngay từ khi thiết kế các cây cầu mới hoặc nâng cao tính ổn định và tuổi bền cho các cây cầu cũ. ở nước ta đã xây dựng một số cầu dây văng như: Cầu dây văng Đak’rông (Quảng Trị), Cầu dây văng Mỹ thuận (Vĩnh Long), một số dự án đã và đang được triển khai như cầu Phú Mỹ, cầu Bính (Hải Phòng), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)… Tháng 2, năm 1999 cầu Đak’rông đã gặp sự cố đứt neo. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu về kỹ thuật cầu dây văng ở nước ta là rất cần thiết. Các sợi cáp trên cầu dây văng dễ bị ảnh hưởng bởi các kích động phức tạp bên ngoài (tác động của gió, dao động ngẫu nhiên của các phương tiện giao thông…). Để làm giảm ảnh hưởng đến mức có thể các dao động này, một hướng nghiên cứu khả thi đã và đang được các nhà khoa học, các kỹ sư quan tâm nhiều đó là gắn thêm bộ cản nhớt vào sợi cáp. Mặc dù quá trình đo đạc, quan sát qua máy móc cũng chưa thể cho ta hiểu biết một cách sâu sắc, thấu đáo, hoàn chỉnh về quá trình cơ học của sợi cáp khi có gắn bộ cản nhớt, nhưng hiệu quả của việc kết nối thêm bộ cản nhớt là không thể phủ nhận.

Phần lớn các sợi cáp trên cầu dây văng ở vị trí nghiêng với phương ngang một góc nào đó. Đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về tĩnh học và dao động của dây ở vị trí nằm ngang (xem [4, tr.191], [8,tr.239]…), khi đó ảnh hưởng của khối lượng dây là không kể đến và lực căng trong dây là hằng số. Luận văn này phát triển theo hướng nghiên cứu tĩnh học và dao động của dây cáp căng nhưng ở vị trí nằm nghiêng so với phương ngang một góc nào đó. Khi đó, yếu tố khối lượng dây cáp đã được đề cập đến và lực căng trong dây không còn là hằng số nữa, mà lực căng phụ thuộc vào biến không gian dọc theo chiều dài dây.

Về phương pháp nghiên cứu, luận văn vẫn sử dụng các định luật và nguyên lý cơ học đã biết để thiết lập các phương trình vi phân chuyển động của dây như các định luật cơ học của Newton và nguyên lý D’lambe. Việc giải các phương trình vi phân chuyển động này, luận văn sử dụng các phương pháp toán học giải tích thông thường như giải phương trình vi phân thường, giải phương trình vi phân đạo hàm riêng bằng phương pháp tách biến.

Luận văn bao gồm 4 chương.

Chương 1. Trình bày tổng quan về cấu trúc dây văng cũng như các đặc trưng cơ học của dây văng.

Chương 2. Nghiên cứu về tĩnh học của dây văng

Chương 3. Nghiên cứu về dao động của dây văng

Chương 4. Đo dao động dây văng cho cầu Bến Cốc – Hà Tây
Với mức độ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ, chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề mà luận văn chưa thể nghiên cứu một cách thấu đáo, hoàn chỉnh các vấn đề đã đề cập đến. Học viên xin chân thành cảm ơn Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hoá- Đại học Quốc gia Hà nội, GS. TSKH Nguyễn Đông Anh, TS. Nguyễn Đức Tính đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo để học viên có thể hoàn thành luận văn này.

Link tải tài liệu: https://tii.la/joeeF2brG

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất