Mô phỏng phân bố nồng độ Chlorophyll-A vùng biển Tây Nam Việt Nam

Giới thiệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, động lực biển và môi trường vùng biển Tây Nam. Thu thập tất cả số liệu để thiết lập mô hình, hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình và số liệu đầu vào cho mô hình ECO Lab. Trình bày về cho mô hình ECO Lab của MIKE. Nghiên cứu quá trình thiết lập mô hình, hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình tính mực nước, dòng chảy và nồng độ chlorophyll-a. Trình bày kết quả tính toán phân bố nồng độ chlorophyll-a cho 12 tháng trong năm và rút ra một số nhận xét.

Trong một hệ sinh thái, tồn tại một mối quan hệ rất quan trọng giữa các cá thể – đó chính là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước sẽ là thức ăn của loài đứng sau. Đứng đầu mỗi chuỗi thức ăn là các sinh vật sản xuất. Đây có thể coi là sinh vật bắt đầu của chuỗi thức ăn vì nó trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Nó còn được gọi là sinh vật tự dưỡng hay sinh vật cung cấp. Trong nhóm sinh vật tự dưỡng, chiếm đa số là các loài sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ, và một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tổng hợp này chính là chất diệp lục (chlorophyll).

Chất diệp lục bao gồm 4 loại chính và 6 loại phụ. Chúng khác nhau về cấu tạo, màu sắc và sự phân bố ở các cơ thể sống khác nhau. Bốn loại chính là các chất diệp lục a, b, c, và d. Chất diệp lục a và b có ở mọi thực vật bậc cao. Chất diệp lục a có màu xanh lục, còn chất diệp lục b có màu vàng lục. Chất diệp lục c và d có chứa ở một số động vật nguyên sinh có sắc tố và ở vi khuẩn lam…

Chất diệp lục a (chlorophyll-a) rất phổ biến. Nó đặc trưng nhiều nhất cho khả năng quang hợp của các loại sinh vật tự dưỡng. Các thành phần diệp lục còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Chlorophyll-a chính là một đặc trưng sinh học để đánh giá năng suất sơ cấp. Chính vì vậy, trong nghiên cứu về sinh thái nói chung cũng như về hệ thủy sinh nói riêng thì chlorophyll-a luôn là một yếu tố được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu.

Mục tiêu của luận văn là mô phỏng được phân bố nồng độ chlorophyll-a dựa trên nền thủy động lực của từng tháng trên vùng biển Tây Nam.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp thống kê phân tích số liệu và sử dụng mô hình số trị. MIKE là mô hình được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch. Trong MIKE có mô đun ECO Lab. Có thể coi mô đun này như một phòng thí nghiệm số cho mô hình sinh thái. Nó là một công cụ mở và tổng quát để mô phỏng chất lượng nước, hiện tượng phú dưỡng, nồng độ kim loại nặng… của một hệ thủy sinh.

Bố cục của luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 5 chương:

Chương 1. Đặc điểm vùng nghiên cứu: Giới thiệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, động lực biển và môi trường vùng biển Tây Nam.

Chương 2. Thu thập số liệu: Thu thập tất cả số liệu để thiết lập mô hình, hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình và số liệu đầu vào cho mô hình ECO Lab.

Chương 3. Mô hình MIKE ECO Lab: Giới thiệu về mô hình ECO Lab của MIKE.

Chương 4. Thiết lập mô hình tính vùng biển Tây Nam: Trình bày quá trình thiết lập mô hình, hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình tính mực nước, dòng chảy và nồng độ chlorophyll-a.

Chương 5. Tính toán phân bố nồng độ chlorophyll-a: Kết quả tính toán phân bố nồng độ chlorophyll-a cho 12 tháng trong năm và rút ra một số nhận xét.

Link tải tài liệu: https://tii.la/HKz0VHd

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất