Mô phỏng mực nước hồ phục vụ việc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn

Chương 1: Hồ chứa đa mục tiêu và quy trình vận hành: giới thiệu chung về các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về điều hành hồ chứa đa mục tiêu, giới thiệu về việc lập quy trình vận hành hồ chứa ở Việt Nam. Chương 2: Mô phỏng mực nước hồ trong mùa cạn: tìm hiểu một số công cụ mô phỏng mực nước hồ và tính toán đối với bài toán mẫu để phục vụ việc mô phỏng mực nước hồ trong mùa cạn. Luận văn cũng đánh giá ảnh hưởng của bốc hơi đến quá trình mô phỏng mực nước hồ trong mùa cạn. Chương 3: Thử nghiệm mô phỏng mực nước hồ Ialy từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009; trình bày các kết quả thử nghiệm mô phỏng mực nước hồ Ialy.

Trong những năm gần đây, hàng loạt các hồ chứa thủy điện đã và đang được xây dựng trên thượng lưu các hệ thống sông khắp mọi vùng trong cả nước. Trên thượng lưu hệ thống sông Hồng ở đồng bằng Bắc bộ đã và đang hình thành một hệ thống các hồ chứa lớn tầm cỡ khu vực: Hoà bình, Sơn La, Thác Bà, Bản Trác, Huội Quảng, Nậm Chiến, Tuyên Quang và Bảo Lạc. Trên lưu vực sông Sê San ở Tây Nguyên đã và đang có các hồ chứa thủy điện quy mô lớn được đưa vào hoạt động như hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và hồ Thượng Kon Tum dự kiến cũng được đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Các hồ chứa trên hệ thống sông Ba ở miền Trung bao gồm các hồ chứa lớn: hồ An Khê Kanak, IaYun hạ, Krông H’Năng, Sông Ba Hạ, Sông Hinh. Trên các hệ thống sông khác như hệ thống sông Đồng Nai, La Ngà, sông Ba, Vu Gia, Thu Bồn…, ngoài các hồ chứa đang hoạt động như Trị An, Hàm Thuận – Đa Mi, Đa Nhim, các dự án xây dựng hàng chục các hồ chứa thuỷ điện khác như Đại Ninh, Đồng Nai 1, Đồng Nai 2 … đã được phê duyệt và sẽ đi vào hoạt động trong thời gian gần đây.

Các hồ chứa nước nói chung thường được thiết kế để đảm nhiệm nhiều mục tiêu khác nhau trong đó có 3 mục tiêu chính là phát điện, cấp nước và chống lũ. Tuy nhiên, các mục tiêu này thường mâu thuẫn với nhau trong vấn đề sử dụng dung tích của hồ chứa. Yêu cầu cấp nước nhiều sẽ ảnh hưởng đến sản lượng điện, dung tích chống lũ lớn sẽ ảnh hưởng đến công suất phát điện và khả năng tích nước đầy hồ để phục vụ cấp nước và sản xuất điện trong mùa cạn. Vấn đề điều hành hiệu quả hệ thống hồ chứa, giải quyết các mâu thuẫn kể trên là một nhu cầu cấp thiết đặt ra ở trong nước. Mục tiêu của việc điều hành hệ thống hồ chứa là nâng cao hiệu quả chống lũ và hiệu quả kinh tế (phát điện và cấp nước) không phải chỉ cho các hồ riêng biệt mà cho tất cả các hồ chứa trong hệ thống. Những năm qua, do thiếu sự phối hợp trong vận hành nên hệ thống hồ chứa trên các lưu vực sông đã có những ảnh hưởng đến các địa phương trong lưu vực, đặc biệt là hạ lưu. Mặt khác, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhưng hồ chứa phải làm nhiệm vụ phát điện nên lượng nước xả trong mùa cạn bị suy giảm, làm gia tăng tình hình cạn kiệt. Do vậy việc xây dựng các quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa cạn là rất cấp thiết.

Vấn đề khó khăn nhất cho nhà quản lý vận hành hệ thống hồ chứa là mâu thuẫn giữa các hộ sử dụng nước trong mùa cạn. Đó là khi lượng nước đến trên toàn hệ thống giảm rất mạnh không đủ đáp ứng yêu cầu nước của các ngành dùng nước trên toàn hệ thống và lượng nước đã được trữ trong hệ thống hồ chứa sẽ được sử dụng để bù đắp khoản thiếu hụt giữa yêu cầu của hệ thống sử dụng nước với khả năng điều kiện nước đến thực tế trong suốt mùa cạn. Thực tế hiện nay trên lưu vực các sông vấn đề vận hành phân bổ nguồn nước trong mùa cạn chưa được tập trung nghiên cứu. Ở Việt Nam mới có một số quy trình liên hồ trong mùa lũ của Nhà Nước và quy trình điều hành của Bộ Công thương cho từng hồ. Tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và trong tương lai thì vấn đề nghiên cứu phương án cấp nước mùa cạn sẽ ngày càng trở nên cấp thiết.

Việc xây dựng quy trình điều hành hồ chứa trong mùa cạn trên một số lưu vực sông đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện. Quy trình điều hành hồ chứa trong mùa cạn trên sông Sê San đang được Phòng Thủy Tin học – Viện Cơ học tiến hành (Trong khuôn khổ của một hợp đồng tư vấn cho Cục Tài nguyên Nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường) và dự kiến sẽ sử dụng mô hình HEC-ResSim.

Việc nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ việc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn là việc làm cần thiết nhằm đưa ra một quy trình điều tiết liên hồ trong mùa cạn có cơ sở khoa học chặt chẽ, hy vọng mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.

Do vậy, đề tài “Mô phỏng mực nước hồ phục vụ việc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn” được hình thành với mục tiêu là tìm hiểu được một số công cụ mô phỏng mực nước hồ phục vụ việc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn. Thông qua đó xác định các thông tin đầu vào và độ chính xác cần thiết trong việc sử dụng mô hình HEC-ResSim để xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn.

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương chính:

Chương 1: Hồ chứa đa mục tiêu và quy trình vận hành. Chương này sẽ giới thiệu chung về các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về điều hành hồ chứa đa mục tiêu, giới thiệu về việc lập quy trình vận hành hồ chứa ở Việt Nam.

Chương 2: Mô phỏng mực nước hồ trong mùa cạn. Tìm hiểu một số công cụ mô phỏng mực nước hồ và tính toán đối với bài toán mẫu để phục vụ việc mô phỏng mực nước hồ trong mùa cạn. Luận văn cũng đánh giá ảnh hưởng của bốc hơi đến quá trình mô phỏng mực nước hồ trong mùa cạn.

Chương 3: Thử nghiệm mô phỏng mực nước hồ Ialy từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009. Trình bày các kết quả thử nghiệm mô phỏng mực nước hồ Ialy.

Link tải tài liệu: https://tii.la/8qWK8

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất