Đề xuất giải pháp nâng cao tính liên thông và tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam

Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, xây dựng Chính phủ điện tử là một trong những vấn đề Công nghệ thông tin được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu cơ bản của Chính phủ điện tử là giúp cho Cơ quan hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Từ những bước đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng Chính phủ điện vào đầu những năm 2000 cho đến nay chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan như việc phổ cập tin học đến hầu hết các bộ, ban, ngành, địa phương, xây dựng được hạ tầng Công nghệ thông tin sẵn sàng cho kết nối và hướng tới Chính phủ điện tử tập trung như hạ tầng mạng truyền de tẫn tốc độ cao, cổng thông tin, website cho các đơn vị, các phần mềm quản lý tác nghiệp cho từng đơn vị, bên cạnh đó là rất nhiều dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến đến người dân.

Qua một thời gian dài với nhiều hội thảo về Chính phủ điện tử đã tổ chức, cùng với sự đóng góp của rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tháng 4 năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức giới thiệu Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0. Tài liệu này hướng tới việc xác định rõ các thành phần, bộ phận của tổ chức, cơ quan và mối quan hệ giữa các thành phần này trong Chính phủ điện tử, Khung kiến trúc được đưa ra mang tính tổng quát, tính cụ thể, tính kết nối, tính mở và tính khả thi. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam đã giúp cho các Cơ quan hành chính xác định được trách nhiệm, vị trí của từng đơn vị trong sự phát triển chung của Chính phủ điện tử một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Có thể nói với sự ra đời của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam thì các bộ, ban, ngành, địa phương đã có chung một khung nhìn, chung một hướng đi trong xây dựng Chính phủ điện tử toàn diện ở Việt Nam.

Tuy nhiên chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, trong đó, tính liên thông giữa các phần mềm (bao gồm liên thông trong từng địa phương, bộ ban ngành và liên thông mức quốc gia) và khả năng tái sử dụng phần mềm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng giải pháp chung cho Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Tính liên thông giúp việc kết nối hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn của Chính phủ, bên cạnh đó khả năng tái sử dụng giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả triển khai Chính phủ điện tử. Khi đưa ra Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Bộ Thông tin truyền thông cũng đã nhấn mạnh vấn đề về khả năng kết nối, tích hợp, khả năng tái sử dụng trong hệ thống các phần mềm từ Trung ương đến địa phương, chúng ta đã thấy có sự xuất hiện của Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương cũng như Nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp Bộ, tỉnh. Tuy nhiên các thông tin được đưa ra chỉ mới ở mức tổng quan, mang tính khái niệm, cần có các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử được nêu ra cũng chưa đề cập nhiều đến vấn đề hết sức quan trọng là chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ cho các ứng dụng nội bộ từng đơn vị, cũng như cho các thủ tục hành chính. Kể từ năm 2010, Việt Nam đã đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động hằng ngày. Ở các nước phát triển như Hàn Quốc, việc áp dụng giải pháp công nghệ vào giải quyết các vấn đề về chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ tác nghiệp trong Chính phủ đã được ưu tiên từ lâu1. Áp dụng công nghệ vào chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ như cải cách, chuẩn hóa các thủ tục hành chính sẽ giúp tăng hiệu quả phục vụ người dân của Chính phủ, giảm thiểu thời gian đưa các chính sách vào thực thi trong đời sống. Hiện nay ở một số các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã có những giải pháp công nghệ hỗ trợ cho tin học hóa các quy trình tác nghiệp hằng ngày, có thể kể đến như giải pháp của Công ty DTT ở Đà Nẵng2 đã đưa các dịch vụ công lên trực tuyến, giúp người dân tương tác tốt hơn với các Cơ quan hành chính. Tuy nhiên các giải pháp này là không đồng bộ, mang tính nhỏ lẻ và hầu hết đều khó thay đổi chỉnh sửa, các cán bộ nhà nước chỉ tham gia vào hệ thống như người sử dụng, khả năng đóng góp ngược, cải tiến quy trình chưa cao.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã đưa đến cho chúng ta rất nhiều giải pháp giải quyết các vấn đề trên để hiện thực hóa Chính phủ điện tử. Kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture – SOA) đi cùng với khái niệm về tầng kết nối trung gian (Enterprise Service Bus – ESB) và quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management – BPM) được triển khai thành công trên rất nhiều bài toán về hệ thống phần mềm lớn [3], kết nối nhiều ứng dụng, nâng cao khả năng liên thông, kết nối xuyên suốt cũng như tái sử dụng các quy trình nghiệp vụ, các ứng dụng và thành phần phần mềm sẵn có giúp nâng cao hiệu quả triển khai hệ thống đồng thời giải quyết được các vấn đề về chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tác nghiệp trong các Cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, giảm thiểu được thời gian đưa các chính sách vào trong thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu và tóm tắt kết quả đạt được

Luận văn nêu ra thực trạng và các vấn đề trong xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án đề xuất để giải quyết các vấn đề gặp phải, trong đó tác giả tập trung vào hai vấn đề lớn là tính liên thông và tính tái sử dụng trong phần mềm.

Để minh chứng cho các luận điểm đưa ra, tác giả lựa chọn khảo sát và giải quyết các bài toán về liên thông các thủ tục hành chính cho các cơ quan nhà nước, cụ thể là bài toán liên thông ba thủ tục hành chính Đăng ký khai sinh, Đăng ký thường trú và Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo thông tư do liên bộ Bộ tư pháp, Bộ công an và Bộ y tế ban hành.

Luận văn đã đạt được một số kết quả: (1) Đánh giá được tính khả thi của việc áp dụng SOA, ESB và BPM để giải quyết vấn đề về tính liên thông và tái sử dụng; (2) Áp dụng mô hình ứng dụng tổng quan cho Chính phủ điện tử Việt Nam theo SOA và đưa ra các bước hiện thực hóa một yêu cầu nghiệp vụ theo SOA; (3) Thử nghiệm các bước thực hiện với bài toán liên thông các thủ tục hành chính.

Tổ chức của luận văn

Luận văn nghiên cứu về Chính phủ điện tử Việt Nam và thế giới, tập trung vào giải quyết hai vấn đề lớn là tính liên thông, và tính tái sử dụng trong phần mềm cho bài toán Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Từ các các nghiên cứu đã có được, tác giả chia nội dung luận văn thành 4 chương chính:

  • Chương 1: Đưa ra mục tiêu nghiên cứu, tóm tắt kết quả đạt được và đề ra cấu trúc chi tiết của luận văn.
  • Chương 2: Trình bày các khái niệm cơ bản về Chính phủ điện tử, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
  • Chương 3: Trình bày về kiến trúc hướng dịch vụ và thành phần tầng kết nối trung gian giải quyết các vấn đề về kết nối giữa các hệ thống cũng như tái sử dụng, tận dụng hạ tầng sẵn có để hướng đến một hệ thống phần mềm kết nối xuyên suốt. Mục tiêu của chương này là đề ra các bước hiện thực hóa SOA cho Chính phủ điện tử Việt Nam.
  • Chương 4: Trình bày khảo sát một số quy trình nghiệp vụ thực tế tại các cơ quan Nhà Nước. Hiện thực hóa các quy trình này theo SOA để làm rõ các bước thực hiện.

Link tải tài liệu: https://tii.la/04yBjWWu

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất