Nghiên cứu chữ ký số trong ứng dụng quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia

Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản văn hoá của dân tộc, có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gia đình, dòng họ tiêu biểu. Nó có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài liệu lưu trữ giúp việc quản lý, nâng cao tuổi thọ tài liệu gốc và phục vụ nhanh chóng, kịp thời yêu cầu tra cứu tài liệu lưu trữ mọi lúc, mọi nơi. Muốn vậy chúng ta phải chuyển tài liệu từ dạng truyền thống sang tài liệu lưu trữ dạng điện tử (tài liệu số). Khi chuyển sang tài liệu lưu trữ điện tử, tài liệu phải phải bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, tính chống chối bỏ, có khả năng truy cập và chuyển đổi theo thời gian ở môi trường điện tử ngay từ khi tài liệu được tạo lập.

Hiện nay, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia đã số hoá được trên 12 triệu file tài liệu, tuy nhiên tất cả các hệ thống dữ liệu này chưa áp kỹ thuật để đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực của dữ liệu cũng như tính bảo mật của tài liệu dẫn đến tình trạng có thể sai lệch hoặc giả mạo dữ liệu đều có thể xảy ra khi đưa vào khai thác sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng chữ ký số trong quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay trong quản lý và khai thác tài liệu điện tử.

Xuất phát từ lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chữ ký số trong ứng dụng quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia.”

– Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về an toàn thông tin, khảo sát thực trạng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Trong chương này trình bày tổng quan về an toàn thông tin, an toàn thông tin trong tài liệu Lưu trữ. Phần cuối chương chú trọng vào việc khảo sát thực trạng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
  • Chương 2: Nghiên cứu cở sở lý thuyết về chữ ký số ứng dụng trong quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia. Trong chương này sẽ trình bày các kiến thức cơ sở về lý thuyết liên quan như các hệ mật mã, hạ tầng khoá công khai, hàm Băm, chữ ký số, chữ ký số RSA. Kết chương là phần nghiên cứu về hạ tầng khóa công khai và chứng thư số.
  • Chương 3: Xây dựng ứng dụng chữ ký số cho tài liệu lưu trữ quốc gia. Trong chương này đã đưa ra xây dựng ứng dụng ký số quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia, cuối chương có một số hình ảnh và mã nguồn minh họa.

Link tải tài liệu: https://tii.la/TY47

Lưu ý: Link tải có chứa quảng cáo được rút gọn bằng Shrinkearn.com

Mật khẩu mở tệp PDF: sharetailieu.net

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới Nhất

Cùng Chuyên Mục

Đọc Nhiều Nhất